Chùa Pháp Vân - chốn cửa Phật thiêng liêng, bình yên giữa Hà Nội nhộn nhịp

內容

Chùa Pháp Vân là ngôi chùa có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời tại Hà Nội

Chùa Pháp Vân là ngôi chùa có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời tại Hà Nội (Ảnh: Sưu tầm)

Chùa Pháp Vân là ngôi chùa Hà Nội thờ một trong Tứ Pháp của người Việt Nam. Chùa mang đậm dấu tích lịch sử 1000 năm văn hiến, cùng với đó là không gian bình yên của chốn cửa Phật, giúp bạn tìm được cảm giác an nhiên, “bỏ lại” mọi mệt nhọc giữa chốn nhộn nhịp, phồn hoa.

1. Giới thiệu về chùa Pháp Vân

Chùa Pháp Vân nằm trên trục đường Giải Phóng nhộn nhịp. Đây là một trong những con đường lớn của thành phố Hà Nội, nối dài cửa ngõ phía nam với trung tâm Thủ đô. Cụ thể, chùa tọa lạc tại địa chỉ: số 1299 đường Giải Phóng, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai.

Chùa Pháp Vân là ngôi chùa có lịch sử hình thành lâu đời. Không ai biết chính xác ngôi chùa này có tự bao giờ. Chỉ biết rằng, trên bia cũ có khắc, từ thời vua Thành Thái đến nay, chùa có “tuổi đời” đã hơn 100 năm.

Sau đợt trùng tu sửa chữa năm 2010, hiện nay, chùa Pháp Vân Hoàng Mai Hà Nội có khuôn viên rộng hơn 7000 m2 bao gồm cửa Tam Quan, Chính Điện, Nhà Tổ, Nhà Mẫu, ngoài ra hai bên còn có Tăng Xá.

Sở dĩ ngôi chùa này có tên Pháp Vân là bởi vì chùa thờ Pháp Vân (là một trong Tứ Pháp gồm: Pháp Vũ, Pháp Vân, Pháp Lôi và Pháp Điện hay còn gọi là Thần Mưa, Thần Mây, Thần Sấm, Thần Chớp). 

Tín ngưỡng thờ Pháp Vân là tín ngưỡng phổ biến của nhiều địa phương tại Hà Nội, Hà Nam, Hà Tây

Tín ngưỡng thờ Pháp Vân là tín ngưỡng phổ biến của nhiều địa phương tại Hà Nội, Hà Nam, Hà Tây (Ảnh: Sưu tầm)

Tuy đã qua nhiều lần sửa chữa nhưng chùa Pháp Vân vẫn giữ được nét đẹp của lối kiến trúc truyền thống, tạo cảm giác nhẹ nhàng bình yên, nhưng không kém phần cổ kính, trang nghiêm của chốn cửa Phật. Đến Hà Nội du lịch thì nhất định phải ghé đến đây để tham quan.

2. Cách di chuyển đến chùa

Vì chùa Pháp Vân nằm ngay trên con đường lớn Giải Phóng nên việc di chuyển đến chùa rất dễ dàng. Bạn có thể lựa chọn một trong những phương thức di chuyển như: xe buýt, grab hoặc phương tiện cá nhân như: xe máy, xe ô tô… Dưới đây là một số gợi ý cho bạn:

  • Xe buýt: Đây là phương tiện công cộng phổ biến nhất tại Hà Nội. Các tuyến buýt đi qua gần chùa Pháp Vân: 16, 36CT, CNG02. Bạn có thể lựa chọn một trong các tuyến buýt trên để di chuyển đến chùa.
  • Phương tiện cá nhân: Nếu bạn muốn tự mình trải nghiệm hành trình “vượt phố” đến với chùa Pháp Vân thì có thể tra cứu google maps trên điện thoại di động và tự di chuyển đến 1299 đường Giải Phóng.

Lưu ý: Lưu lượng giao thông trên tuyến đường Giải Phóng rất lớn, nhất là những ngày lễ Tết, rằm, mùng 1 đầu tháng, hay giờ cao điểm. Do đó, nếu bạn muốn đến tham quan chùa thì nên đi cẩn thận, tránh giờ tan tầm dễ ùn tắc khó khăn khi di chuyển.

Chùa nằm trên tuyến đường lớn nên khách du lịch có thể chủ động bắt xe buýt hoặc tự lái xe cá nhân

Chùa nằm trên tuyến đường lớn nên khách du lịch có thể chủ động bắt xe buýt hoặc tự lái xe cá nhân (Ảnh: Sưu tầm)

3. Lịch sử chùa Pháp Vân Hoàng Liệt Hoàng Mai

Tiền thân của chùa Pháp Vân Hoàng Liệt Hoàng Mai ngày nay có tên là Long Hưng. Về sau được đổi thành Pháp Vân. Theo thống kê chưa đầy đủ, các pho tượng tạc hình Phật tại chùa có hơn 100 năm tuổi. Riêng pho tượng tổ và một số bia cổ tại chùa có “tuổi thọ” lên đến 140 năm.

Các pho tượng và bia khắc ở chùa có lịch sử hơn 100 năm

Các pho tượng và bia khắc ở chùa có lịch sử hơn 100 năm (Ảnh: Sưu tầm)

Có hàng trăm pho tượng được tạc tinh xảo trong khuôn viên chùa Pháp Vân

Có hàng trăm pho tượng được tạc tinh xảo trong khuôn viên chùa Pháp Vân (Ảnh: Sưu tầm)

Năm 2010, chùa Pháp Vân được trùng tu mở rộng để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Cũng từ đợt sửa chữa xây dựng này, khuôn viên của chùa trở nên bề thế, khang trang hơn. 

Cũng như các ngôi chùa thờ Tứ Pháp khác, Pháp Vân hội tụ các nền văn hóa tâm linh như tín ngưỡng thờ Phật, thờ Thần và giao thoa với các miền di sản văn hóa địa phương. Trải qua hàng trăm năm tồn tại, chùa Pháp Vân đã trở thành không gian tâm linh phục vụ nhu cầu lễ phật của dân sinh khắp nơi “đổ” về.

Đồng thời, nơi đây còn trở thành nơi tổ chức các khóa thiền, khóa tu, nơi sinh hoạt cộng đồng. Và đặc biệt, trong mắt du khách thập phương, ngôi chùa còn là địa điểm du lịch tâm linh đặc sắc mỗi khi đến Thủ đô Hà Nội.

_>>> Tìm hiểu thêm địa chỉ du lịch tín ngưỡng chùa Hương tại Hà Nội _

4. Chùa Pháp Vân Giải Phóng thờ ai?

Cái tên Pháp Vân bắt nguồn từ tục thờ một trong Tứ Pháp, cụ thể chùa thờ Pháp Vân – Thần Mây. Ngoài ra, chùa Pháp Vân còn thờ Mẫu. 

Trong khuôn viên của nhà chùa, khu thờ Mẫu tuy chỉ được thiết kế khiêm nhường nhưng vẫn toát lên được vẻ tôn nghiêm, điển hình là “quần thể” các pho tượng được chạm khắc tinh xảo, thể hiện sự tinh tế hiếm có của nghệ nhân thời bấy giờ.

Thuận Thành Bắc Ninh là “cái nôi” đầu tiên cho tín ngưỡng thờ Tứ Pháp của người Việt Nam. Nguồn gốc của tín ngưỡng này gắn liền với sự tích thai sinh gián tiếp của cô gái tên Man Nương ở vùng Luy Lâu và thiền sư Khâu Đà La. 

Man Nương lên chùa học đạo. Trong một lần ngủ quên, thiền sư Khâu Đà La vô tình bước qua người nên nàng mang thai và hạ sinh được một bé gái. Man Nương gửi con trả lại chùa và được thiền sư đem gửi con vào cây dâu. 

Thiền sư Khâu Đà La trao thiền trượng cho Man Nương và dặn rằng: Một khi trời hạn hán hãy cắm thiền trượng xuống đất sẽ có mưa to. Nhờ theo lời thiền sư mà năm đó Man Nương giúp dân chúng thoát đại hạn. 

Thuận Thành Bắc Ninh là “cái nôi” của tục thờ Tứ Pháp tại nước ta

Thuận Thành Bắc Ninh là “cái nôi” của tục thờ Tứ Pháp tại nước ta (Ảnh: Sưu tầm)

Một lần khác, cây dâu nơi thiền sư gửi con bị đổ. Thần dân về báo mộng nếu dùng thân cây đúc thành 4 pho tượng và thờ tự sẽ nhận được phúc lớn. Từ đó mà nhân dân da tạc 4 pho tượng đại diện cho 4 thần: Thần Mây, Thần Mưa, Thần Sấm và Thần Chớp gửi ở 4 ngôi chùa quanh thành Luy Lâu. Từ đó mà tục thờ Tứ Pháp cũng ra đời.

5. Kiến trúc chùa

So với khuôn viên cũ thì chùa Pháp Vân sau năm 2010 đã có nhiều đổi khác. Với diện tích hơn 7000 m2, ngôi chùa được xây dựng khang trang với nhiều hạng mục khác nhau. 

Cổng tam quan được chạm các chi tiết rồng phượng tinh tế

Cổng tam quan được chạm các chi tiết rồng phượng tinh tế (Ảnh: Sưu tầm)

  • Cổng tam quan: Đây là không gian đầu tiên bạn sẽ được nhìn thấy khi bước đến chùa. Cổng tam quan cao 3 tầng được xây dựng bề thế, uy nghiêm. Phần mái chính là điểm nhấn của cổng tam quan. Các chi tiết rồng phượng được chạm khắc bằng tay hết sức tinh xảo. Tầng trên cùng của cổng được treo một quả chuông lớn. Lưu ý: Cổng tam quan chỉ được mở cửa trong những dịp lễ lớn trong năm. Những ngày bình thường, du khách sẽ đi bằng cổng phụ hai bên để vào bên trong chùa Pháp Vân.
  • Chính Điện xuất hiện ngay sau cổng tam quan. Trước Chính Điện là hai hàng cây lớn xanh mát. Sau khi bước qua 13 bậc thang nối giữa sân và điện chính là pho tượng Phật thếp vàng tráng lệ và hai bức tượng tỳ hưu bằng đá. Không gian đẹp nhất cũng như đồ sộ nhất trong Chính Điện là nơi thờ Phật tổ. Một bức tượng là một công trình điêu khắc được tạc nên từ tâm huyết của nghệ nhân và phản ánh sinh động tâm thức của chúng sanh.
  • Nhà Tổ: Cùng với Chính Điện và Nhà Mẫu thì Nhà Tổ là 1 trong 3 khu thờ chính của chùa. Không gian Nhà Tổ thoáng rộng phù hợp với nhu cầu đi lễ cũng như tổ chức các hoạt động công cộng khác.
  • Nhà Mẫu: Nhà Mẫu của chùa Pháp Vân nằm khuất sau Đại Hồng Bảo Điện. Nơi đây quy tụ nhiều bức tượng cổ có lịch sử hàng trăm năm tuổi. Khuôn viên nhà Mẫu tuy không lớn như những khu khác nhưng nét cổ kính, khiêm nhường của nhà Mẫu tạo cảm giác yên bình, rất đỗi nhẹ nhàng.

6. Các khóa thiền, khóa tu tại chùa Pháp Vân Hoàng Mai

Chùa Pháp Vân Hoàng Mai không chỉ nổi tiếng bởi bề dày lịch sử lâu đời và là chốn thiêng có không gian tu tập trang nghiêm, tôn kính. Mà nơi đây hàng năm vẫn được nhiều tu sĩ, các bạn trẻ lui tới tham gia các khóa tu. Một trong những khóa tu chùa Pháp Vân được hưởng ứng nhất là:

  • Khóa tu Búp Sen Hồng
  • Khóa tu Tuổi Trẻ
  • Khóa tu Pháp Vân Xanh
  • Đạo tràng Quán Thế Âm

Chùa Pháp Vân

Bên cạnh các khóa tu, các khóa thiền chùa Pháp Vân cũng thu hút nhiều Phật tử tham gia

Bên cạnh các khóa tu, các khóa thiền chùa Pháp Vân cũng thu hút nhiều Phật tử tham gia (Ảnh: Sưu tầm)

7. Kinh nghiệm đi chùa

Đi lễ chùa là một nét đẹp văn hóa tín ngưỡng của người Việt Nam. Để việc đi lễ chùa đúng với “thuần phong mỹ tục” cũng như thể hiện sự tôn kính với các bậc thánh hiền, hãy tham khảo một số kinh nghiệm sau:

  • Trang phục sạch sẽ, lịch sự, trang nghiêm, kín đáo. Không mặc áo quần lòe loẹt, hở hang, phản cảm.
  • Ăn nói nhỏ nhẹ, không nói tục, chửi bậy. Nếu gặp sư trụ trì, tăng ni trong chùa thì nên chào hỏi bằng câu “A di đà phật” và xưng là “con”. 
  • Khi cầu nguyện cần giữ tâm thành kính. Khi hành lễ nên nghiêm túc, không ngó nghiêng, quay ngược xuôi…
  • Không nên quỳ lạy chính giữa điện vì đây là một trong những điều cấm kỵ.
  • Chỉ thắp hương bên ngoài, hạn chế thắp hương trong chùa
  • Nếu muốn tham quan cảnh chùa, nên đứng từ xa
  • Không tạo dáng lố lăng trước các pho tượng
  • Không được lấy cắp các tài sản của chùa…

Ngoài ra, khi đến với Hà Nội, du khách có thể kết hợp tham quan 1 số địa điểm gần chùa Pháp Vân như: công viên Yên Sở, chùa Tứ Kỳ hay khu vui chơi giải trí hướng nghiệp, thủy cung VinKE & Vinpearl Aquarium cách chùa Pháp Vân khoảng 5km.

Thủy cung VinKE & Vinpearl Aquarium là địa điểm vui chơi nằm “sát vách” Pháp Vân cổ tự

Thủy cung VinKE & Vinpearl Aquarium là địa điểm vui chơi nằm “sát vách” Pháp Vân cổ tự

Vinpearl Aquarium Times City là thủy cung có quy mô lớn nhất tại Việt Nam, tọa lạc ngay “giữa lòng” Thủ đô Hà Nội. Đến nơi đây, bạn sẽ được “thả ga” khám phá những điều thú vị đến từ không gian độc lạ cùng cuộc sống của 30.000 cá thể sinh vật đến từ “năm châu bốn bể”.

Hơn 30.000 cá thể sinh vật tạo nên “bức tranh” màu nhiệm tại chốn thủy cung Times City

Hơn 30.000 cá thể sinh vật tạo nên “bức tranh” màu nhiệm tại chốn thủy cung Times City

Với những “tín đồ” mê khám phá thì thủy cung Times City là một “thiên đường” giữa trần gian. Bởi từ khu cá nước ngọt đến khu hang động thế giới bò sát và khu cá nước mặn sẽ giúp bạn chu du đến với những câu chuyện sống động, chân thực và thú vị.

Khác với Vinpearl Aquarium, một thế giới khác dành cho những bạn nhỏ thích trải nghiệm nằm tại Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Times City – VinKE. Mô hình giải trí này rộng khoảng 4000 m2 với sự kết hợp của các trò chơi mang tính hướng nghiệp, mô hình vận động hiện đại với mong muốn phát triển toàn diện cho trẻ từ thể chất đến tâm hồn.

VinKE giúp bé thỏa sức hóa thân vào các ngành nghề yêu thích

VinKE giúp bé thỏa sức hóa thân vào các ngành nghề yêu thích

Ngoài 12 mô hình hướng nghiệp sinh động, VinKE còn sở hữu thế giới game “siêu quậy” cho trẻ mọi lứa tuổi thỏa sức chinh phục như: phòng chiếu phim 5D cho lại cảm giác “không thể chân thực hơn”, vườn cổ tích đầy sắc màu, đấu trường súng bóng gay cấn hay xe điện đụng thú vị.

Ngôi chùa Pháp Vân hàng trăm năm tuổi có lối kiến trúc độc đáo, thể hiện sự giao thoa giữa các nền văn hóa tín ngưỡng thờ Phật, thờ Thần và văn hóa địa phương của nhân dân ta. Nếu bạn đang muốn kiếm tìm cảm giác an nhiên cho tâm hồn, muốn nương tựa cửa Phật để tránh xa những nhiễu nhương, trầm luân của cuộc sống thì nên ít nhất một lần đến với chùa Pháp Vân nhé!

總結
Chùa Pháp Vân là ngôi chùa lịch sử tại Hà Nội, thờ một trong Tứ Pháp của người Việt Nam. Chùa có lịch sử hình thành hơn 100 năm, nằm trên đường Giải Phóng. Sau đợt trùng tu sửa chữa năm 2010, chùa có khuôn viên rộng hơn 7000 m2. Tên gọi Pháp Vân xuất phát từ tín ngưỡng thờ Pháp Vân, phổ biến tại nhiều địa phương. Việc di chuyển đến chùa rất dễ dàng bằng xe buýt, grab hoặc phương tiện cá nhân. Chùa Pháp Vân Hoàng Mai có lịch sử hơn 100 năm, với các pho tượng và bia khắc tuổi thọ lên đến 140 năm. Năm 2010, chùa được trùng tu mở rộng để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Chùa Pháp Vân là điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến Hà Nội.